7 Tác Dụng Phụ Thường Gặp Sau Điều Trị Nám Bằng Laser
Bắn laser trị nám là một trong những phương pháp điều trị nám được rất nhiều chị em lựa chọn bởi nó đem lại hiệu quả cao chỉ trong 1 thời gian ngắn. Thế nhưng, đây có phải là giải pháp làm mờ vết thâm nám, tàn nhang nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Hãy cùng xem những hiện tượng gì có thể xảy ra nếu trị nám không cách nhé!
Đau
Khi thực hiện laser để điều trị da chúng ta sẽ có cảm giác nóng, đau, bỏng rát do tia laser. Cảm giác đau có thể gây nhiều khó chịu, khiến khách hàng né tránh dẫn đến việc điều trị không chính xác
Trước khi điều trị laser, các chuyên gia sẽ dùng thuốc gây tê tại chỗ nhằm giảm thiểu cảm giác đau trong quá trình điều trị cho bạn.Tuy nhiên, thuốc tê chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn khi thuốc tan, bạn sẽ cảm thấy đau rát, như bị bỏng.
Da bị đỏ
Đỏ da rất thường xảy ra sau khi thực hiện laser trị nám. Đỏ da được xem là đáp ứng bình thường của da đối với laser khi tình trạng này chỉ kéo dài vài giờ đến ít ngày sau đó. Nếu đỏ da tồn tại kéo dài thì có thể là biến chứng của sử dụng năng lượng cao, lặp lại nhiều lần do người thực hiện chưa có kinh nghiệm.
Nhạy cảm với năng mặt trời
Sau khi điều trị, chắn chắn làn da của bạn sẽ trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tia UV thì các vết nám sẽ càng dễ lan rộng và phát triển trở lại. Chính vì vậy, bạn cần phải che chắn khi đi nắng thật kỹ và phải dùng kem chống nắng thích hợp khi đi ra ngoài trời.
Thay đổi sắc tố da
Một số trường hợp, vết nám sau khi trị bằng laser có thể hết, nhưng tại vùng da được điều trị có thể xuất hiện vết thâm lớn và còn đậm màu hơn vết cũ.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng không phải là tác dụng phụ thường thấy nhưng cũng có thể xảy ra nếu bạn không chăm sóc da đúng cách, đặc biệt với người dùng tia laser sâu vào da. Hầu hết các bác sĩ sẽ kê toa các loại kem kháng sinh và thuốc để ngăn chặn nhiễm trùng xảy ra.Nếu da bạn đang bắt đầu đóng vảy sau khi điều trị, hãy nhớ không được lột vảy da ra vì nguy cơ nhiễm trùng của bạn sẽ cao hơn
Có khá nhiều cơ sở thẩm mỹ dùng tia laser có bước sóng nhiệt lượng không chọn lọc, nó thường được sử dụng để xóa bỏ mụn thịt, mụn cóc nhưng lại được sử dụng trong cả việc điều trị tàn nhang, nám. Do đó, nó có thể làm hư hại vùng da bị nám, bị bỏng nặng và tổn thương ở vùng da xung da quanh rất cao.
Nám da tái phát
Thông thường, bạn phải điều trị bằng laser nhiều hơn một lần mới có kết quả như mong muốn.Tuy nhiên, ngay cả khi điều trị nhiều lần, một số bệnh vẫn bị tái phát.Hiện tượng này phổ biến hơn trong các trường hợp điều trị bệnh nổi gân máu hoặc tẩy lông.Cụ thể, tia laser có thể phá hủy các mao mạch máu, nhưng nó không thể ngăn chặn các mao mạch máu trong cơ thể bạn tăng lại.
Hiện tượng kích ứng da
Đây là hiện tượng làn da của bạn có thể bị kích thích bở itia laser tác động lên da hoặc các loại kem làm mềm dịu da sau điều trị.
Những tác dụng phụ như đỏ da kéo dài, bỏng sẽ làm cho làn da trở nên tồi tệ hơn. Khi đó, vết nám không thấy mờ đi mà xuất hiện tổn thương trầm trọng cho làn da. Biện pháp giúp khắc phục những nguy cơ này là lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín. Người trực tiếp điều trị phải được đào tạo chuyên môn về điều chỉnh thông số và cách sử dụng máy. Bên cạnh đó, kết hợp chăm sóc da sau khi điều trị laser giúp da hồi phục nhanh chóng.
CÔNG NGHỆ MỚI SIÊU VI ĐIỂM MICRO RF TỪ HÀN QUỐC PHÁP TỐI ƯU CHO MỌI LÀN DA
- Không bỏng, không gây tác dụng phụ, Ít đau, không cần nghỉ dưỡng
- Nguồn năng lượng cung cấp được tính toán tối ưu mang lại kết quả tốt hơn
- Hiệu quả cao gấp 10 lần máy vi kim vi điểm, Ít đau, không cần nghỉ dưỡng
- Sử dụng được cho da nhạy cảm
Trả lời